Trong bối cảnh Việt Nam có điều kiện khí hậu, văn hóa làm việc và quy trình sản xuất đặc thù. Việc hiểu và áp dụng các Tiêu chuẩn chiếu sáng Việt Nam (TCVN) vào thiết kế, tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng công nghiệp là điều rất cần thiết. Môi trường chiếu sáng tốt góp phần tăng khả năng tập trung, giảm lỗi trong thao tác đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Chúng còn là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị thiết kế, thi công và kiểm định hệ thống chiếu sáng tuân thủ và triển khai đúng quy định. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn công thức tính toán chiếu sáng công nghiệp theo chuẩn TCVN. Giúp doanh nghiệp áp dụng đúng quy định cho từng công trình.
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về các quy định trong Tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp
Chiếu sáng là yếu tố không thể thiếu trong mọi môi trường sản xuất công nghiệp. Đảm bảo ánh sáng đạt chuẩn không chỉ giúp tăng năng suất lao độn. Mà còn bảo vệ sức khỏe, thị lực của người lao động và tuân thủ quy định pháp luật. Dưới đây là các văn bản pháp lý và quy định kỹ thuật liên quan đến chiếu sáng trong sản xuất tại Việt Nam:
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về chiếu sáng
Các tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Quy định chi tiết về thông số ánh sáng trong môi trường sản xuất:
- TCVN 7114-1:2008 (ISO 8995-1:2002) – Chiếu sáng nơi làm việc – Phần 1: Trong nhà:
Tiêu chuẩn quan trọng nhất, quy định độ rọi tối thiểu (Lux) cho từng loại khu vực như: nhà xưởng sản xuất, kho hàng, khu vực lắp ráp, kiểm tra chất lượng… - TCVN 7722-1:2007 (IEC 60598-1:2003) – Đèn điện – Yêu cầu chung và thử nghiệm:
Đưa ra yêu cầu về cấu tạo, độ an toàn và hiệu suất của các loại đèn điện, bao gồm cả đèn LED và đèn chiếu sáng công nghiệp.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia (QCVN)
Các quy chuẩn mang tính pháp lý bắt buộc áp dụng tại các công trình sản xuất:
- QCVN 19:2009/BTNMT – Về khí thải công nghiệp đối với môi trường: Liên quan đến thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện. Giảm thiểu khí thải gián tiếp từ tiêu thụ năng lượng.
- QCVN 01:2011/BYT – Về vệ sinh môi trường lao động: Quy định giới hạn ánh sáng tối thiểu và yêu cầu không gây lóa, chói mắt cho người lao động.
Quy định về an toàn lao động trong sản xuất
Ngoài các tiêu chuẩn và quy chuẩn, các doanh nghiệp sản xuất cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến an toàn lao động, bao gồm:
- Bộ luật Lao động (2021) – Khoản 2 Điều 138: Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ phương tiện bảo đảm an toàn. Bao gồm ánh sáng đủ cho từng vị trí làm việc.
- Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015): Yêu cầu tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện chiếu sáng định kỳ. Nếu ánh sáng không đảm bảo tiêu chuẩn, người lao động có quyền yêu cầu khắc phục.
- Thông tư 19/2016/TT-BYT – Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động: Nêu rõ yêu cầu chiếu sáng phải đảm bảo không gây mỏi mắt, đau đầu, ảnh hưởng thị lực trong thời gian dài làm việc.
Tiêu chí về ánh sáng theo từng ngành công nghiệp
Các tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất cần được áp dụng với mỗi thiết kế nhà xưởng tại từng khu vực. Mỗi một nơi làm việc khác nhau sẽ cần đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng riêng biệt.
Ngành công nghiệp / Khu vực | Độ rọi (Em) [Lux] | Độ đồng đều (Uo) | Chỉ số hoàn màu (CRI) | Nhiệt độ màu (CCT) | Giới hạn độ chói (UGR) | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
Cơ khí chính xác, lắp ráp điện tử | 750 – 1000 | ≥ 0.6 | ≥ 80 – 90 | 5000 – 6500K | ≤ 22 | Yêu cầu độ sáng cao, tránh bóng đổ |
Sản xuất may mặc, giày da | 500 – 750 | ≥ 0.6 | ≥ 80 | 4000 – 5000K | ≤ 22 | Phân biệt màu sắc vải, chi tiết đường may |
Gia công cơ khí nặng (hàn, đúc, tiện…) | 300 – 500 | ≥ 0.5 | ≥ 70 – 80 | 4000 – 5000K | ≤ 25 | Độ sáng trung bình, chống lóa |
Kho bãi, kho lưu trữ hàng hóa | 100 – 200 | ≥ 0.4 | ≥ 70 | 4000K | ≤ 25 | Ưu tiên tiết kiệm điện, vẫn đảm bảo quan sát |
Nhà máy thực phẩm, chế biến | 500 – 750 | ≥ 0.6 | ≥ 80 | 5000 – 6500K | ≤ 22 | Yêu cầu sạch sẽ, ánh sáng rõ, không lóa |
Xưởng in ấn, thiết kế, kiểm màu | 750 – 1000 | ≥ 0.7 | ≥ 90 | 5000 – 5500K | ≤ 19 | Cần độ chính xác màu cực cao |
Văn phòng nhà máy, phòng điều hành | 300 – 500 | ≥ 0.6 | ≥ 80 | 4000K | ≤ 19 | Môi trường làm việc thị giác kéo dài |
Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng | 500 – 750 | ≥ 0.7 | ≥ 90 | 5000 – 6000K | ≤ 19 | Đòi hỏi độ sáng cao, chính xác, đều |
Hành lang, lối đi trong nhà máy | 100 – 200 | ≥ 0.4 | ≥ 70 | 4000K | ≤ 25 | An toàn di chuyển, tiết kiệm điện |
Các bước tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng theo TCVN
Việc thiết kế, tính toán chiếu sáng công nghiệp cần tuân theo các bước tính toán cụ thể. Để đảm bảo đủ ánh sáng, đúng tiêu chuẩn và tiết kiệm chi phí. Các bước dưới đây được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn TCVN 7114-1:2008. Áp dụng trong thực tế thiết kế chiếu sáng công nghiệp tại Việt Nam.

Xác định độ rọi tiêu chuẩn (E)
Độ rọi tiêu chuẩn (E) là độ sáng cần thiết trên bề mặt làm việc, được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7114-1:2008. Phụ thuộc vào loại hoạt động sản xuất:
- Khu vực lắp ráp chi tiết nhỏ: ≥ 750 lux
- Khu vực sản xuất cơ khí nặng: ≥ 300 lux
- Kho bãi lưu trữ: ≥ 100 lux
Gợi ý: Tham khảo bảng độ rọi theo ngành nghề ở phần trên để chọn giá trị phù hợp.
Xác định diện tích khu vực chiếu sáng (A)
Diện tích A là phần mặt bằng thực tế cần chiếu sáng, được tính bằng:
A = Dài x Rộng (đơn vị: m²)
Ví dụ: Xưởng có kích thước 40m x 20m → A = 800 m²
Chọn loại đèn và xác định quang thông của đèn (F)
Quang thông (F) là lượng ánh sáng phát ra từ một đèn, đơn vị là lumen (lm). Tùy vào loại đèn LED công nghiệp (highbay, panel, batten,…) sẽ có quang thông khác nhau. Ví dụ:
- Đèn LED Highbay 100W: ~13.000 lm
- Đèn LED Panel 40W: ~4.000 lm
Lưu ý: Nên chọn đèn có quang thông cao, hiệu suất tốt (lm/W) để tiết kiệm số lượng đèn và chi phí vận hành.
Xác định hệ số sử dụng ánh sáng (UF – Utilization Factor)
UF là tỷ lệ ánh sáng từ đèn thực sự rọi tới mặt phẳng làm việc. Tỷ lệ này phụ thuộc vào:
- Độ phản xạ trần/tường/sàn (trần sáng sẽ tăng UF)
- Loại đèn (phân bố ánh sáng rộng hay tập trung)
- Chiều cao lắp đặt đèn
UF thường nằm trong khoảng: 0.4 – 0.8. Có thể tra bảng UF theo catalog đèn hoặc mô phỏng trên phần mềm Dialux.
Xác định hệ số suy giảm ánh sáng (LLF – Light Loss Factor)
LLF là hệ số tính đến sự suy giảm độ sáng theo thời gian sử dụng (bụi bẩn, lão hóa, giảm công suất). LLF thường dao động từ 0.7 – 0.9. Phụ thuộc vào điều kiện môi trường:
- Môi trường bụi bẩn, ẩm ướt: LLF thấp (0.7)
- Môi trường sạch, đèn có bảo trì định kỳ: LLF cao (0.9)
Công thức tính số lượng đèn chiếu sáng công nghiệp (N)
Sau khi xác định đầy đủ các thông số trên, sử dụng công thức:
Số lượng đèn N = (E x A) / (F x UF x LLF)
Ví dụ minh họa: Một nhà xưởng có diện tích 800m². Độ rọi yêu cầu theo chuẩn TCVN là 500 Lux. Hệ số sử dụng ánh sáng UF = 0.6 và Hệ số suy giảm ánh sáng LLF = 0.8.
Từ đó ta tính được Số lượng đèn LED cần chiếu sáng ~ 64 đèn.
Gợi ý 5 phần mềm tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng chuẩn TCVN miễn phí
Dưới đây là 5 gợi ý phần mềm tính toán chiếu sáng công nghiệp áp dụng TCVN mà bạn cần biết:
- Dialux: Đây là phần mềm phổ biến nhất trong thiết kế chiếu sáng. Đặc biệt là tính toán chiếu sáng trong nhà và mô phỏng ánh sáng ban ngày ngoài trời
- Luxicon: Được sử dụng phổ biến trong chiếu sáng công nghiệp
- Calculux: Được sử dụng để tính toán thiết kế chiếu sáng, bao gồm cả chiếu sáng đường phố.
- Dialux Evo: Đây là phiên bản nâng cấp của Dialux. Cung cấp nhiều tính năng và công cụ mạnh mẽ hơn.
- Relux: Một phần mềm tính toán phổ biến khác với giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
Tóm lại, việc tính toán chiếu sáng công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của công nhân và năng suất sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp cần nắm được cách để tính toán sao cho hợp lý và tiết kiệm kinh phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định đặc thù của lĩnh vực sản xuất để áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng sao cho phù hợp.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp chiếu sáng tối ưu cho hệ thống chiếu sáng nhà xưởng. Hãy liên hệ với Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Quyết Tiến. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại đèn LED chất lượng cao, cùng dịch vụ tư vấn và lắp đặt chuyên nghiệp.
Hotline: 0972.105.689
Xem thêm: