Các hình thức xuất khẩu phổ biến nhất 2025

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cụm từ xuất khẩu có lẽ đã khá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt với những ai làm về kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ về xuất khẩu hàng hóa. Cùng Đèn LED công nghiệp LTV tìm hiểu các hình thức xuất khẩu phổ biến nhất 2025.

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thúc đẩy tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua các hình thức thương mại quốc tế. Đây là một phần quan trọng trong cán cân thương mại và được quản lý bởi các cơ quan chức năng thông qua chính sách, thuế quan và các quy định về kiểm soát chất lượng.

  • Tăng trưởng GDP: Xuất khẩu đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tạo việc làm: Phát triển ngành xuất khẩu kéo theo nhu cầu lao động lớn.
  • Mở rộng thị trường: Giúp doanh nghiệp không phụ thuộc vào thị trường nội địa.
  • Tiếp cận công nghệ mới: Tham gia thị trường quốc tế giúp tiếp cận và học hỏi công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại.

>>> Xem thêm: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Tiêu chí để lựa chọn các hình thức xuất khẩu phù hợp

1. Năng lực tài chính và nhân sự

Doanh nghiệp cần cân nhắc khả năng tài chính và đội ngũ nhân lực để lựa chọn hình thức phù hợp.

2. Kinh nghiệm thương mại quốc tế

Nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, nên bắt đầu với hình thức gián tiếp hoặc gia công để giảm rủi ro.

3. Đặc điểm ngành hàng

Một số ngành như nông sản, thủy sản phù hợp với xuất khẩu trực tiếp. Trong khi may mặc, điện tử thích hợp với gia công.

4. Mục tiêu chiến lược

Doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng thương hiệu ra quốc tế nên chọn xuất khẩu trực tiếp để kiểm soát và phát triển thị trường.

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến nhất 2025

Dưới đây là một số hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay. Với mỗi hình thức, doanh nghiệp cần xác định mã loại hình xuất khẩu phù hợp khi làm thủ tục hải quan.

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa hiện nay
Các hình thức xuất khẩu hàng hóa hiện nay

Các hình thức xuất khẩu trực tiếp

Đây là hình thức xuất khẩu mà bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Theo đó, hợp đồng ký kết sẽ có các điều khoản phù hợp với pháp luật của từng quốc gia và đúng với tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.

Ở hình thức này, bên bán có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc là công ty thương mại thu gom hàng hóa. Đơn vị hoặc công ty đó sẽ tiến hành ký hợp đồng ngoại thương với bên bán. Hoặc đơn vị nước ngoài để xuất hàng sang quốc gia của bên bán. Vì vậy, phương thức này có thể áp dụng với mọi loại hình công ty, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Xuất hàng trực tiếp không những giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động mua bán. Mà hơn nữa còn tạo điều kiện để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế hiệu quả.

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi với tên khác là xuất khẩu ủy thác. Đây là hình thức mà bên bán (chủ hàng) ủy thác cho một đơn vị trong nước thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa dựa trên danh nghĩa của họ (bên nhận ủy thác).

Theo đó, để thực hiện được hoạt động này. Bên bán sẽ ký kết hợp đồng ủy thác với bên nhận ủy thác. Sau đó, bên nhận ủy thác sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán với bên mua hàng ở nước ngoài thay cho bên bán (chủ hàng). Cuối cùng, khi hoàn tất quá trình này, họ sẽ nhận về một mức phí dịch vụ tương ứng. Gọi là phí dịch vụ xuất khẩu ủy thác.

So với xuất hàng trực tiếp, hình thức gián tiếp giúp cho các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận được với thị trường nước ngoài dễ dàng. Bởi, nó giúp giải các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về nhân lực, rào cản thủ tục, quy định nhà nước,… khi thực hiện hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu tại chỗ

So với nhiều hình thức khác thì xuất khẩu tại chỗ mang đến khá nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể, hàng hóa không cần vượt ra khỏi biên giới quốc gia của bên bán Nơi mà người mua là công ty nước ngoài vẫn có thể mua được hàng. Bởi, hoạt động xuất khẩu được thực hiện trực tiếp trên lãnh thổ của bên bán.

Gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.

Đây là hình thức đang có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây. Theo đó, ở hình thức này, các công ty trong nước đóng vai trò như đơn vị gia công. Cụ thể, họ sẽ nhận tư liệu sản xuất như máy móc, nguyên liệu từ nước ngoài. Sau đó tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó, tùy thuộc vào yêu cầu của người đặt hàng. Lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài sẽ có sự khác nhau giữa mỗi đơn gia công.

Hiện nay, hình thức gia công hàng xuất khẩu đang phát triển tại nhiều nước, trong đó có Việt nam. Bởi nước ta có nguồn lao động giá rẻ, dồi dào. Có nhiều điều kiện phù hợp để tiến hành sản xuất. Việc gia công hàng hóa vừa tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động trong nước. Đồng thời giúp nâng cao tay nghề và tiếp cận công nghệ sản xuất mới cho nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Với tạm nhập tái xuất, hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam. Sau đó hàng sẽ được xuất sang nước thứ 3. Hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài. Sau một thời gian nhất định lại được nhập về nước ban đầu (tạm xuất tái nhập).

Các hình thức xuất khẩu buôn bán đối lưu

Đây là hình thức trao đổi hàng hóa mà người bán cũng sẽ là người mua và người mua cũng có thể trở thành người bán. Tuy nhiên, để giao dịch này có thể thực hiện thì bắt buộc hàng hóa phải có giá trị tương đương.

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây chính là hình thức đổi hàng giữa bên bán và bên mua hoặc xuất nhập khẩu liên kết.

Xuất khẩu theo nghị định thư được ký kết giữa các chính phủ

Đây là hình thức thường diễn ra giữa các nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, chính phủ hai nước sẽ tiến hành ký kết các nghị định. Dựa trên nghị định ký kết có các chỉ định và hướng dẫn cụ thể. Doanh nghiệp trong nước sẽ tiến hành xuất khẩu hàng hóa.

Kết luận

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, việc lựa chọn các hình thức xuất khẩu phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mà còn khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào quy mô, năng lực và mục tiêu chiến lược. Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất. Hiểu rõ bản chất và đặc điểm của từng hình thức sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực xuất khẩu.

Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Quyết Tiến cung cấp các sản phẩm đèn LED công nghiệp thương hiệu LTV. Các sản phẩm đều đầy đủ giấy tờ chứng nhận kiểm định đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp. Đem đến cho doanh nghiệp của bạn giải pháp chiếu sáng hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay hotline: 0972.105.689