Xuất khẩu hàng hóa theo hướng bền vững và thân thiện môi trường đang là xu thế toàn cầu. Các doanh nghiệp cần áp dụng các mô hình sản xuất sạch, tuần hoàn, và có chứng nhận như ISO 14001, FSC, Organic… Nhằm hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử đang trở thành một kênh tiềm năng. Đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ, giúp tiếp cận thị trường toàn cầu nhanh chóng với chi phí thấp. Cùng tìm hiểu tổng quan và các hình thức của hoạt động này qua bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung
Xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là quá trình bán và vận chuyển sản phẩm, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Theo đó, tiền tệ được sử dụng làm cơ sở thanh toán ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia (người mua, người bán). Hoặc đồng tiền của quốc gia thứ ba. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Giúp các quốc gia tiếp cận thị trường toàn cầu, tăng thu nhập ngoại tệ. Thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo công ăn việc làm.
Theo Luật Thương mại 2005, Xuất khẩu được định nghĩa là:
“Việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
Hàng hóa xuất khẩu có thể được phân loại thành:
-
Hàng hóa thô: Khoáng sản, nông sản, thủy hải sản chưa qua chế biến.
-
Hàng hóa chế biến: Thực phẩm đóng hộp, đồ nội thất, hàng dệt may, điện tử.
-
Dịch vụ xuất khẩu: Công nghệ thông tin, tư vấn kỹ thuật, giáo dục, du lịch.
>>> Xem thêm: Nhập khẩu là gì? Tổng quan về hoạt động nhập khẩu hàng hóa
Phân tích tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế

Mở rộng thị trường kinh doanh, đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp
Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Theo đó, thay vì bó hẹp trong thị trường nội địa. Giờ đây hàng hóa sẽ được phân phối đến thị trường của nhiều quốc gia.
Thị trường kinh doanh được mở rộng cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu của doanh nghiệp tăng lên. Họ không những thu về nhiều ngoại tệ mà hơn nữa còn tích lũy được kinh nghiệm. Giúp cải thiện và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Đảm bảo quy mô doanh nghiệp ngày một lớn mạnh.
Giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Việc doanh nghiệp xuất khẩu nhiều mặt hàng giá trị ra thị trường nước ngoài là cách đơn giản nhất giúp họ chiếm lĩnh thị trường, khẳng định tên tuổi và thương hiệu của mình. Đồng thời, đây cũng là cơ sở giúp khẳng định thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Cụ thể, có càng nhiều doanh nghiệp tạo được tên tuổi thì vị thế của quốc gia đó lại càng được nâng cao.
* Ví dụ như: Các thương hiệu như Samsung, Huyndai (Hàn Quốc), Apple (Mỹ), Toyota (Nhật Bản),… Khi phát triển mạnh tại các quốc gia khác đều góp phần nâng cao vị trí thương hiệu quốc gia tại nhiều đất nước khác.
Xuất khẩu hàng hóa mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
Đây là lợi ích mang tính vĩ mô và cũng là yếu tố “then chốt” để quốc gia khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh và tăng cường hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Việc đưa hàng hóa đến thị trường của nhiều quốc gia khác nhau chính là cơ sở để tăng tích lũy nguồn ngoại tệ. Giúp cân bằng cán cân thanh toán. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.
Thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển
Hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi chính là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại từng quốc gia phát triển theo. Trong khi đó, càng nhiều quốc gia đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất hàng ra nước ngoài. Nền kinh tế toàn cầu càng phát triển và tăng trưởng nhanh chóng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Chính sách thương mại và thuế quan
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những biến động về chính sách, chiến tranh thương mại hay hàng rào phi thuế quan. Tất cả cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong từng giai đoạn mà thậm chí có thể tác động trong tương lai.
Do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin về chính sách của Nhà Nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu để chủ động đưa ra kế hoạch xuất nhập khẩu ở hiện tại và trong tương lai.
Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
Doanh nghiệp cần có chiến lược sản phẩm rõ ràng, năng lực sản xuất ổn định, chất lượng sản phẩm cao, khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, xã hội và kỹ thuật.
Nếu hàng hóa của một quốc gia được sản xuất với công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều loại hàng. Đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính thẩm mỹ. Lại có giá bán phải chăng thì doanh nghiệp có nhiều lợi thế để xuất khẩu. Ngược lại, nếu hàng hóa sản xuất ra kém chất lượng, thô sơ,… Khả năng cạnh tranh bị hạn chế và rất khó xuất khẩu ra nước ngoài.
Hệ thống logistics quốc tế
Chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng và khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa là yếu tố sống còn trong thương mại quốc tế. Cơ sở hạ tầng logistics, cảng biển, kho bãi và dịch vụ vận tải. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Cụ thể, yếu tố này gồm có sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc,… Bởi nó có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch để mở rộng thị trường xuất hàng ra nước ngoài.
Tác động của công nghệ và chuyển đổi số đến xuất khẩu hàng hóa
Ứng dụng công nghệ vào quản trị chuỗi cung ứng, số hóa hồ sơ xuất khẩu và thương mại điện tử xuyên biên giới. Giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả và tiếp cận thị trường nhanh hơn.
Ngoài những yếu tố trên thì còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất hàng đi nước ngoài. Như khả năng tài chính của doanh nghiệp, trình độ và năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên,…
Kết luận
Xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các FTA. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu vững mạnh. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ từ nhà nước trong cải thiện hạ tầng, chính sách và thông tin thị trường. Chỉ khi đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa mới thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Quyết Tiến cung cấp các sản phẩm đèn LED công nghiệp thương hiệu LTV. Các sản phẩm đều đầy đủ giấy tờ chứng nhận kiểm định đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp. Đem đến cho doanh nghiệp của bạn giải pháp chiếu sáng hiệu quả nhất.
Liên hệ ngay hotline: 0972.105.689
Xem thêm: