Hướng dẫn thủ tục hải quan hàng nhập khẩu chi tiết nhất

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU

Thủ tục hải quan là quy trình cần thiết trong hoạt động giao dịch thương mại xuất nhập khẩu. Nó là một khâu vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Để nhập khẩu một lô hàng đòi hỏi người nhập khẩu cần nắm rõ quy trình cũng như các thủ tục liên quan đến hải quan. Qua đó, tránh phát sinh những sự cố ngoài ý muốn khi nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù thủ tục hải quan là cụm từ xuất hiện khá nhiều trong hoạt động kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bởi thủ tục này mang tính chuyên ngành và tương đối phức tạp.

Thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục hải quan bạn cần biết

THỦ TỤC HẢI QUAN LÀ GÌ?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan.

Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các quy trình và biện pháp mà hàng hóa phải trải qua khi chúng vượt qua ranh giới quốc gia từ một quốc gia sang một quốc gia khác. Các thủ tục hải quan được thiết lập để đảm bảo rằng hàng hóa được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả và an toàn, đồng thời giúp các quốc gia duy trì an ninh biên giới và thu thuế quan.

Thủ tục hải quan
Vai trò của thủ tục hải quan đối với nền kinh tế đất nước

Các khu vực hoạt động hải quan bao gồm:

– Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

– Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

– Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;

– Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;

– Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;

– Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vai trò của thủ tục hải quan

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đối ngoại. Vai trò của thủ tục hải quan không chỉ giới hạn trong lĩnh quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó còn là một công cụ của Nhà nước để bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia. Giúp bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nước và tạo nguồn ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam, với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây. Các thủ tục hải quan ngày càng đóng vai trò to lớn trong hệ thống quản lý kinh tế của đất nước. Thúc đẩy mở rộng quá trình hợp tác, hội nhập kinh tế của Việt Nam với các nước trên Thế giới.

QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG NHẬP KHẨU

Tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia và các thỏa thuận thương mại quốc tế mà quy trình thủ tục hải quan có thể khác nhau. Các doanh nghiệp thường cần làm việc chặt chẽ với bộ phận hải quan và sử dụng các dịch vụ vận chuyển quốc tế để đảm bảo rằng họ tuân thủ mọi quy định và tránh các vấn đề pháp lý và tài chính.

Thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục hải quan chi tiết

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Các nhóm hàng hóa nhập khẩu bao gồm: hàng thương mại thông thường (là hàng hóa đủ tiêu chuẩn nhập khẩu); Mặt hàng bị cấm (quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP); Hàng buộc xin giấy phép nhập khẩu trước khi cập cảng; Hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy; Hàng cần kiểm tra chất lượng chuyên ngành.

Đây là một bước quan trọng không thể thiếu trong các bước thực hiện thủ tục hải quan mà người mới bắt đầu cần nắm rõ. Bởi nhờ việc này mà chúng ta đều có thể chuẩn bị cẩn thận và kỹ càng những loại giấy tờ cần thiết để có thể xuất hàng hóa vào thị trường. Cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho doanh nghiệp, nhà cảng.

Bước 2: Kí hợp đồng ngoại thương

Đây là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng không thể thiếu nhằm thể hiện giao dịch này là tự nguyện giữa hai bên. Trong hợp đồng này sẽ có một số thông tin cơ bản như tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, quy cách, giá cả,… Mỗi ngành nghề sẽ có những điều khoản khác nhau. Phù hợp với tính chất cũng như đặc điểm của loại hình sản phẩm đó. Bên cạnh đó, hợp đồng sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh dành cho cả hai phía bởi vì đây là một giao dịch quốc tế.

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Thủ tục hải quan
Mẫu lệnh giao hàng bên nên biết

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

– Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.

– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục Hải quan nhập hàng

Ngay sau khi tờ khai Hải quan đã được thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp thuế. Bước này bắt buộc phải thực hiện trước khi thông quan. Các loại thuế mà bạn sẽ phải đóng đó là:

  • Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)
  • Tùy trường hợp mà sẽ phải đóng thêm thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt

Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng về kho

Hai phương thức bạn cần chú ý khi chuyển hàng:

  • Thuê phương tiện vận chuyển hàng như container hoặc xe tải
  • Thuê kho, bãi để bảo quản hàng hóa

Khi thực hiện chuyển hàng, bạn cần chắc chắn lệnh giao hàng D/O còn hiệu lực. Ngoài ra còn có giấy giới thiệu của chủ hàng, phiếu cược vỏ của hãng tàu, mã vạch tờ khai Hải quan đầy đủ chữ ký và con dấu.

KẾT LUẬN

Trên đây là những giải đáp về thủ tục hải quan. Cũng như quy trình các bước làm thủ tục hải quan cho người mới bắt đầu mà Quyết Tiến muốn chia sẻ tới các bạn. Những thủ tục này có vẻ khá phức tạp đối với những người mới. Chính vì vậy bạn nên chủ động học hỏi những người đã dành dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, Quyết Tiến cũng cung cấp sản phẩm đèn LED nhập khẩu chính hãng có đủ giấy tờ kiểm định theo yêu cầu của khách hàng. Liên hệ 0945.879.689 để được tư vấn miễn phí.